Chương 126: Phiên ngoại 4: Trên đường hoa nở chậm rãi về

Tống Thanh Thư

Lúc ta bốn năm tuổi, ngay cả Võ Đang trường quyền cũng chưa biết đánh thì, mẹ nói với ta, nói cha và các sư thúc ta đều là những đại hiệp được người giang hồ kính nể, tương lai ta cũng phải như họ, làm một nam nhân đầu đội trời chân đạp đất. Ta hỏi mẫu thân, đại hiệp là gì. Mẫu thân nhíu mày nghĩ nửa ngày, cuối cùng chỉ sờ đầu ta, nói mẹ cũng không nói rõ được, nhưng nếu tương lai ta có thể trở thành người giống như cha và thúc thúc, thì có thể tính là đại hiệp.

Lời này hoàn toàn khiến ta mù tịt. Ta có một người cha, cái này thì ai cũng có. Nhưng ta còn có sáu người sư thúc nữa! Ngày ngày ta nhìn họ, nhìn sao cũng cảm thấy họ là bảy người. Một mình ta, làm sao biến thành bảy người được? Đại hiệp này khó làm quá đi.

Có điều bất luận khó hay dễ, ta sinh ở Võ Đang, lớn lên ở Võ Đang, chuyện này liền là việc đương nhiên rồi. Vì thế ta bắt đầu suy nghĩ, chẳng lẽ cha và các sư thúc tuy là bảy người nhưng thật ra không khác nhau? Nếu như thế, trở thành một đại hiệp giống như họ chắc cũng không khó nhỉ?

Rất nhanh, ta có cơ hội đích thân kiểm chứng chuyện này. Vừa qua cái tết năm ta năm tuổi, cha xin phép thái sư phụ, muốn truyền võ nghệ bổn môn Võ Đang cho ta. Khổ nỗi cha chấp chưởng môn hộ Võ Đang, không có nhiều thời gian dạy ta, bèn giao ta cho nhị thúc. Nghe nói công phu nhị thúc giỏi nhất trong số các sư thúc và cha, ngay cả công phu nhập môn của mấy tiểu sư thúc đều do thúc ấy dạy, để thúc ấy dạy ta công phu nhập môn không còn gì tốt hơn.

Ta vốn tưởng phải cẩn thận quan sát nhị thúc rất lâu mới nhận ra được thúc ấy và cha đến tột cùng giống nhau hay không. Kết quả mới ngày đầu tiên, ta có thể khẳng định chắc chắn nhị thúc tuyệt đối không giống cha. Từ sáng sớm cho đến khi kết thúc, tổng cộng nhị thúc nói có bốn câu.

“Dang hai chân rộng bằng vai, chùng vai xệ khuỷu tay.”

“Khuỵu gối lỏng eo, hai đùi ngang bằng.”

“Ngưng thần tĩnh khí, không được nghĩ lung tung.”

“Hôm nay đến đây thôi.”

Từ lúc mặt trời mọc đến khi lặn, tổng cộng nhị thúc nói có bốn câu, ba câu giảng giải yếu quyết đứng tấn, chỉ có câu cuối cùng, triệt để giải thoát ta đau nhức toàn thân không còn sức lực. Về sau nghe đại đệ tử của nhị thúc Vân Hư sư huynh nói, vậy đã là nhiều rồi. Ta len lén liếc nhị thúc, hi vọng được một câu khích lệ khen ngợi giống cha thường ngày. Nhưng mặt nhị thúc vẫn đơ như ngày thường chẳng hề thay đổi, nghiêm túc kiệm lời, chắp tay sau lưng, cả người trầm lắng như tòa núi xa, chẳng có chút hiền hòa tươi cười thường hay treo trên mặt cha tí nào. Thật là khiến người ta không dám thả lỏng chút nào. Mệt đến mức ngón tay đều không giơ lên nổi, ta ngồi bệt xuống sân luyện công, đầu óc cũng lờ đờ, bất giác nhắm mắt lại, kêu thầm tiếp tục thế này, muốn làm đại hiệp, sao mà sống nổi. Mơ mơ màng màng, dường như có người bế ta lên, hai cánh tay vững vàng khiến người an tâm.

“Mẹ… đại hiệp này khó làm quá đi… nhị thúc và cha… khác nhau như thế, sao con biến thành hai người khác nhau được…” Ta không nhịn được oán trách.

Ta chỉ cảm thấy lồng ngực mình đang dựa vào khẽ run, kế đó ta ngủ thiếp đi.

Trong mấy năm, đa phần là nhị thúc dạy ta võ công. Nói thật, từ trên xuống dưới Võ Đang, thái sư phụ, cha, còn có các vị sư thúc, trong mấy người họ, ta sợ nhị thúc nhất. Nhị thúc chưa từng nổi cáu, cũng chẳng giận dữ nhiều lắm, nhưng mấy năm nay, lúc thúc ấy dạy võ công, số lần cười chỉ đếm hết một bàn tay ta. Mà nếu ta có chút nào lơ là, nhị thúc liền nhận ra ngay, nghiêm mặt nói một câu là phạt ta đứng tới giờ cơm tối. Ta lén lút nói cho thất thúc nghe, đổi lại là tiếng cười sang sảng của thúc ấy, nói thật ra chẳng những ta, ngũ thúc, lục thúc và thúc ấy hồi xưa sợ nhất cũng là nhị thúc. Sau đó sờ đầu ta, nói trong các đệ tử tiểu bối, nhị thúc thương ta nhất, chỉ là tuổi ta còn nhỏ, chưa hiểu được điều đó mà thôi.

Càng về sau ta càng hồ đồ. Tam thúc hào hùng, tứ thúc tinh tế, ngũ thúc nho nhã, lục thúc nhút nhát, thất thúc ngay thẳng, cha và các sư thúc thật đúng là không ai giống ai. Ta nói cho thái sư phụ nghe phiền não nghi hoặc của mình, thái sư phụ nghe xong cũng cười lớn. Xoa xoa đầu ta, nói với ta, cái chữ “hiệp” đó, không phải trở thành người gì mà là khắc ghi trong lòng. Giữ mình giữ nghĩa, trừ bạo giúp yếu, dùng tài học của mình cứu khốn phò nguy. Còn nói hành hiệp, mỗi người một cách khác nhau. Cha và các sư thúc dù cùng xuất thân từ Võ Đang nhưng cũng có cách thức và phương pháp hành hiệp khác nhau. Không phải nhìn hình thức mà là bản chất của chữ hiệp.

Lời này ta cái hiểu cái không. Thái sư phụ lại nói chỉ cần ta tỉ mỉ xem, học ngôn hành cử chỉ của cha và các sư thúc, chung quy có một ngày sẽ hiểu.

Lời thái sư phụ đương nhiên phải nghe. Sau đó ta thường xuyên chú ý lời ăn tiếng nói cử chỉ của cha và các sư thúc. Lúc nhỏ cảm thấy năm tháng trôi đặc biệt chậm, bây giờ xem ra lại như lướt qua. Chim yến dưới mái hiên, xuân đi thu đến đã ấp ra mấy ổ yến con, thời gian lặng lẽ trôi đi. Từng nghe tam thúc nói, năm xưa trong đại thọ tám mươi của thái sư phụ, cha từng cứu một quả phụ, được thái sư phụ khen ngợi hết mực. Ta nghĩ cứu một quả phụ tự sát, không cần đại hiệp công phu cao cường gì đó làm chứ? Người bình thường ăn nói khéo một chút cũng có thể mà. Thế mà lại được thái sư phụ khen là “hành hiệp”. Chuyện như vậy nhìn nhiều nghe nhiều, năm dài tháng rộng, ta cũng nhìn ra chút manh mối.

Đạo học võ, cần cù khổ luyện, vì làm chuyện người thường không thể làm. Làm gì có người bình thường nào hở ra nhún người một cái là phi thân lên nóc nhà đâu? Mà nếu dùng tài học giúp đỡ bách tính bình thường vượt khó vượt khổ, đó là hành hiệp. Nếu dùng tài năng chỉ vì ham muốn cá nhân, đó là làm ác. Mặc sức giang hồ cũng được, khoái ý ân cừu cũng thế, chỉ xứng được chữ “dụng võ”, không xứng được chữ “hành hiệp.”

Nói như thế, nam nữ giang hồ có trăm ngàn nhưng xứng với hai chữ “hành hiệp” thì thật sự không nhiều lắm. Mà cho dù được xem là “hành hiệp”, có lúc quan sát kỹ lại chẳng giống đại hiệp cho lắm, ví như lục thúc.

Lúc ta sáu bảy tuổi, lục thúc đã khá có tiếng tăm trên giang hồ. Mấy năm nay, danh hiệu Võ Đang Ân lục hiệp giang hồ nghe thấy đều kính ngưỡng vài phần. Tuy không tiếng tăm như cha, như nhị thúc nhưng cũng không kém. Kiếm pháp của lục thúc giỏi nhất trong mấy người cha và sư thúc. Cha nói, đạo tập võ, trừ cần cù khổ luyện, còn phải xem tính tình. Nghe thái sư phụ nói, tính tình lục sư thúc, luyện kiếm thích hợp nhất. Ta từng chứng kiến tình hình lục sư thúc lâm trận đối địch một lần, trường kiếm chầm chậm giơ lên, kiếm thế vững vàng kiếm ý kín kẽ, thi triển tinh yếu hậu phát chế nhân [109] của Võ Đang tới mức tận cùng, chớp mắt binh khí đối phương đã bị đánh rơi xuống đất hết, vô cùng lợi hại. Nhưng nếu đối phương mà biết, Võ Đang Ân lục hiệp chỉ chớp mắt đã đánh bại đối phương, hôm qua còn rơi nước mắt nửa ngày vì ổ báo con mới sanh sau núi bị chết mất một con, không biết sắc mặt sẽ thế nào nữa? Đại hiệp sẽ vì chuyện nhỏ xíu này mà rớt nước mắt, chắc chỉ có Võ Đang ta mới có được. Càng đừng nói vì chuyện tam thúc trọng thương và ngũ thúc mất tích, lục thúc lén đỏ mắt không biết bao lần nữa.

Có điều ngẫm lại, sau lần đó lâu lắm ta không thấy lục thúc khóc nữa. Cũng chẳng phải lục thúc đổi tính, mà là cuối xuân đầu hạ năm đó, lục thúc theo thái sư phụ xuống núi một chuyến lại dắt về một cô nương. Mẹ nói với ta phải gọi người là cô cô, thế là ta gọi người Lộ cô cô. Nghe nói Lộ cô cô tới chữa bệnh cho tam thúc. Cha nói, tuy Lộ cô cô còn trẻ nhưng mấy năm nay, đó là đại phu duy nhất khám cho tam thúc xong nói có thể chữa. Vì thế cha và mấy vị sư thúc vui mừng đến phát điên, liền giữ Lộ cô cô lại Võ Đang, nhìn tình thế tựa hồ hận không thể giữ Lộ cô cô ở luôn mới tốt. Không ngờ được mấy năm sau, Lộ cô cô cũng ở luôn tại Võ Đang thật. Chẳng qua là dời từ khách viện tới viện của lục thúc mà thôi. Đương nhiên chuyện này là về sau.

Lộ cô cô mất nửa năm, quả thật chữa lành vết thương của tam thúc. Hồi đó ta mới chín tuổi, rất nhiều chuyện cũng không còn nhớ rõ, nhưng nhớ được từ sau khi Lộ cô cô đến, lục thúc và thất thúc thoắt cái bận bịu hẳn lên. Thường xuyên bắt gặp lục thúc theo Lộ cô cô chạy lên chạy xuống núi, nghe nói không phải hái thuốc thì là chế thuốc, có một lần còn mang về một đứa nhỏ bị thương, chính là Mai sư đệ sau này. Lúc rỗi rãi, cũng thường xuyên thấy lục thúc đi qua đi lại trước viện Lộ cô cô, thỉnh thoảng nhìn cửa viện, mặt liền đỏ lên ngay. Một thời gian từ sáng đến tối thật hiếm khi thấy lục thúc rảnh. Còn thất thúc á, muốn gặp cứ ra sau núi chỗ nào có khỉ xuất hiện là được.

Lộ cô cô chữa lành cho tam thúc xong, qua tết liền vội vội vàng vàng đi mất. Chân trước Lộ cô cô đi không bao lâu, chân sau lục thúc liền bị thái sư phụ phái xuống núi đi Tuyền Châu cùng nhị thúc. Khi đó ta tò mò hỏi nhị thúc và lục thúc đi làm gì, tứ thúc sờ đầu nói với ta là đi tặng quà đáp lễ cho chưởng môn Phù Điền Thiếu Lâm. Dứt lời thì nghe tam thúc cười to: “Đúng đúng, nhị thúc lục thúc con đi Phù Điền Thiếu Lâm trả lễ.”

Ai ngờ lần đi trả lễ này, từ lúc đầu xuân cỏ cao mơn mởn tặng mãi đến cuối thu sương giăng đầy đất. Trung Thu năm đó vừa qua, cha bảo mẹ giúp chuẩn bị sính lễ. Ta ngồi bên nghe, tò mò hỏi: “Mẹ, sính lễ là gì thế?” Cha mẹ ngẩn ra, liếc nhau một cái, nhìn ta buồn cười. Mẹ xoa đầu ta: “Nhóc con ngốc, nếu nam tử thích cô nương nhà người ta, muốn thành thân, phải tới cửa cầu thân trước. Lúc cầu thân, mang theo lễ vật tỏ ý tôn trọng cô nương kia và người nhà, đó là sính lễ.”

“Ồ…” Ta gật đầu “Ai muốn thành thân thế ạ?”

Cha cười: “Lục thúc con.”

“À…” Ta gật đầu cái nữa, “Lục thúc muốn lấy Lộ cô cô?”

Cha và mẹ ngẩn ra lần nữa, nhìn nhau nửa ngày, mẫu thân vỗ đầu ta: “Nhóc ngốc cũng không ngốc ha!”

Có điều ai mà biết, lúc sính lễ chuẩn bị xong, cha bỗng nhận được thư của Lộ cô cô, mấy vị sư thúc tức tốc xuống núi. Đợi đến khi quay về, dẫn về lục thúc ngây ngốc đờ đẫn và bài vị của Lộ cô cô. Quãng thời gian đó, cha và các sư thúc không ngừng than thở. Còn lục thúc, lần đầu tiên ta thấy thúc ấy khóc dữ đến thế, đến cuối cùng còn nằm bẹp trên giường không dậy nổi, cơm nước không vô thuốc thang không lọt, cả người gầy mọp, mặc kệ mọi người khuyên nhủ ra sao đều không ăn thua. Mời đại phu lên núi, không xem con đỡ, lục thúc vừa thấy đại phu càng thêm đau lòng khổ sở, trái lại còn tệ hơn trước. Lúc các sư thúc hết đường xoay sở, thái sư phụ bế quan cũng xuất quan, ở trong phòng lục thúc ba ngày ba đêm. Thái sư phụ nói gì với lục thúc không ai biết, nhưng ba ngày sau, lục thúc bắt đầu uống thuốc ăn cơm trở lại, từ từ khá dần lên. Có điều trong phòng thêm một tấm bài vị. Cha căn dặn sau này nhắc đến Lộ cô cô, tất cả phải gọi lục thẩm, hơn nữa có nhắc đến cũng không được để lục thúc nghe thấy.

Mấy năm sau, thời gian trôi càng lúc càng nhanh. Trừ lúc luyện công với nhị thúc, cha và các sư thúc cũng bắt đầu lục tục dạy ta các môn võ công Võ Đang, quyền chưởng đao kiếm, khinh công ám khí không sót món nào, hơn nữa hình như ai cũng bắt chước phong cách nhị thúc, lúc truyền thụ cực kỳ nghiêm khắc, cơ hồ không có đất thương lượng. Nhất thời, thời gian chơi đùa vốn đã ít càng thêm ít.

Tuy Võ Đang là giang hồ đại phái nhưng bất luận giang hồ hỗn loạn bao nhiêu, trên núi tháng năm thủy chung không xao động, thật tình là… khiến người ta nhàm chán quá chừng. Cha và các sư thúc đôn đốc rất căng, ngày thường trừ luyện công ra cũng chẳng còn thời gian chơi đùa tiêu dao. Ta bất lực gãi đầu, mẹ ơi, hồi xưa mẹ quên nói với con, muốn làm đại hiệp, trừ hiểu được hiệp là gì, tiền vốn làm đại hiệp này cũng không dễ luyện ra được!

Nếu nói chuyện thú vị nhất mấy năm này, e là cũng chỉ có chuyện của lục thúc. Hồi xưa nghe thất thúc lén lầm bầm, nói lục thẩm chọc phải Thành Côn nên mới chuốc vạ vào thân. Ai ngờ đến năm Chí Chánh thứ mười một, lục thúc theo lệ mấy năm nay đi Tế Nam một chuyến, lần này về, dẫn theo một nữ tử giống hệt lục thẩm. Tướng mạo, thần sắc, cử chỉ, ngay cả giọng nói cũng không khác gì lục thẩm, y thuật giống, ngay cả bản lĩnh trêu chọc thất thúc cũng giống in. Nhưng nếu đó là lục thẩm, vậy người trên bài vị lục thúc thờ trong phòng mấy năm nay là ai? Sau tam thúc nói, lục thẩm xuất thân phi phàm, chuyện trong đó khó mà nói rõ được. Ài, nói không rõ được thì thôi, thật ra chỉ cần lục thúc vui vẻ, lục thẩm có phải Lộ cô cô hồi xưa hay không, với ta mà nói chẳng có gì quan trọng. Cũng từng có một đệ tử đời thứ ba lén lút nói linh tinh về lục thẩm, kết quả nhị thúc sa sầm mặt, lấy tội bất kính bề trên phạt nhốt đệ tử đó vào phòng tối ba ngày, từ đó về sau không còn đệ tử nào xì xào chuyện này nữa.

Lục thẩm quay về, cái hay nhất đó là, lúc lục thúc truyền thụ kiếm pháp lại bắt đầu cười nói vui vẻ, nhất là sau khi có Thù Hành sư muội, cơ hồ lúc nào ở đâu cũng hiền hòa tươi cười, đáy mắt toàn là vui sướng, cực kỳ dễ nói chuyện, càng thêm nhẫn nại. Nhất thời, trong các môn công phu Võ Đang, luyện kiếm hợp ý ta nhất.

Nói đến Thù Hành sư muội, thật sự không thể không nhắc tới, nha đầu này quả thực là bảo bối của lục thúc, đừng nói va đụng, rụng một sợi tóc lục thúc cũng đau lòng mất nửa ngày. Là nữ hài tử duy nhất của Võ Đang đệ tử đời thứ ba, không riêng lục thúc, dù là cha và mấy vị sư thúc, cũng đều thương yêu chiều chuộng, dỗ dành đủ kiểu. Lại thêm tiểu nha đầu xinh xắn mũm mĩm, nhẫn tâm trái ý nó, cả Võ Đang ắt chừng có mỗi mình lục thẩm.

Thực tế á, đừng nhìn bộ dạng ngoan ngoãn đáng yêu của tiểu nha đầu này, người lớn vừa đi khỏi, quả thực là nghịch tới nỗi nhất Phật xuất thế, nhị Phật thăng thiên. Leo cây trèo tường lên nóc nhà lật ngói, xuống suối bắt cá lên cây bắt chim, không gì không làm không gì không dám. Lúc năm tuổi, ỷ có Mai sư đệ đi cùng, ổ báo sau núi cũng dám phá. Tiểu cô nương đâu ra chứ, rõ ràng là tiểu tử hư. Thế mà cha và các sư thúc, biết rõ tiểu nha đầu này nghịch tới mức nào mà vẫn xem nó như tiểu cô nương mềm yếu nuông chiều, đừng nói là phạt, nói nặng nửa câu cũng không. Lục thúc thì càng sợ viên minh châu nhà mình bị báo cắn, bồng lên nhìn hồi lâu, xác định không trầy da tróc vảy mới yên tâm. Trời biết có Mai sư đệ ở đó, tiểu nha đầu bị thương thế nào được, ngược lại con báo kia bị bứt mất bao nhiêu sợi râu thì còn chờ thảo luận.

Nói thật, ít nhiều gì ta có chút ghen tị với Thù Hành sư muội. Tuy ta biết ghen tị với tiểu sư muội nhỏ hơn mình tới mười tuổi không phải chuyện Võ Đang Tống thiếu hiệp nên làm. Không phải ta ghen tị với khả năng tập võ trời cho của sư muội, cũng không phải vì chư vị thúc bá trưởng bối yêu thương vô vàn, mà là phần tự do không trói buộc của muội ấy. Năm xưa lục thúc chỉ mong sư muội có thể tu tập y thuật như lục thẩm, dù sao có một mẫu thân được tôn xưng là Thanh Y Thánh Thủ, lại giống lục thẩm như đúc từ một khuôn ra, nếu không học y thật sự đáng tiếc. Khổ nỗi sư muội chẳng muốn chút nào, mặc kệ lục thúc dỗ dành lừa gạt thế nào cũng vô dụng. Trái lại, tuy cả Võ Đang lục thẩm là người duy nhất thường hay dạy dỗ sư muội, nhưng lúc này lại là người ủng hộ sư muội nhất, thẩm ấy nói sư muội thích học gì thì tùy muội ấy, bất luận là học gì, được bao nhiêu tùy vào ý thích. Chỉ cần đức hạnh không hỏng là được.

Ngẫm năm xưa, lúc mình còn chưa hiểu được cái gì là võ hiệp, hành hiệp là gì, Võ Đang trường quyền còn chưa biết đánh thì dưới sự kỳ vọng của trưởng bối đã thề làm một đại hiệp trừ bạo giúp yếu rồi. So sánh ra, Thù Hành sư muội tự do tự tại thật tình khiến ta có chút… thèm thuồng. Ta cũng loáng thoáng hiểu được khổ tâm của cha và các sư thúc, là muốn ta đảm nhận chưởng môn Võ Đang đời kế tiếp. nhất là Một hai năm nay, cha và các sư thúc đặc biệt chú ý cử chỉ nói năng ngày thường của ta, võ nghệ càng đốc thúc chăm chỉ, ứng phó qua lại với giang hồ các phái cũng luôn kêu ta tháp tùng. Có điều, tuy làm Võ Đang Tống thiếu hiệp rất tốt, nhưng thật tình ta càng hâm mộ tiểu nha đầu nhà lục thúc hơn, tuy thật sự là hơi nghịch một tí.

Nhắc đến Thù Hành sư muội lại nói tới một sự kiện khác. Năm Thù Hành sư muội bốn tuổi, cuối thu lục thúc và lục thẩm đi Kim Lăng về, dọc đường “nhặt” được một cô nương xinh đẹp. Nói là lúc đi thuyền qua sông Hán Thủy, đụng phải quân Nguyên hoành hành. Phụ thân cô nương này là thuyền chài Hán Thủy, bị hại. Lục thúc lục thẩm thấy nàng mới có mười tuổi, thương nàng mất đi người thân không nơi nương tựa bèn dẫn về Võ Đang. Lục thúc lục thẩm đi bái kiến thái sư phụ trước, dặn ta tạm thời sắp xếp cho nàng. Cô nương trước mắt mày như viễn sơn, môi đỏ như son, da trắng như ngọc, hai tay túm vạt áo, cúi đầu có chút sợ sệt nhìn ta. Ta lập tức nghĩ tới hai câu thơ “Mực tô mày thấm biếc, mặt thẹn phấn sinh hồng [110].”, thấy nàng sóng mắt long lanh, gần như trong nháy mắt ta cảm giác má mình nóng bừng. Tống Thanh Thư, mi đường đường là thiếu hiệp Võ Đang, sao mới thấy cô nương nhà người ta liền nghĩ tới mấy từ hoa mỹ này! Tống Thanh Thư, dẫu sao ngươi cũng là Võ Đang thiếu hiệp, sao thấy cô nương người ta lại vô lễ như thế? Tống Thanh Thư, tốt xấu gì ngươi cũng là thiếu hiệp Võ Đang, sao thấy cô nương nhà người ta ngươi đã đỏ mặt trước… ta hít sâu một hơi, thừa dịp cô nương đối diện còn chưa phát hiện khôi phục lại Võ Đang Tống thiếu hiệp lễ độ chừng mực, đằng hắng cổ họng, mở miệng: “Tại hạ họ Tống, tên Thanh Thư. Dám hỏi cô nương tên là?”

Cô nương đối diện mặt cũng đỏ bừng, nói nhỏ: “Ta… ta tên Chỉ Nhược… Chu Chỉ Nhược.”

Chỉ Nhược, thanh lệ tao nhã, tên cũng như người.

Đang định mở miệng thì thấy một cục thịt màu hồng bổ nhào lên người Chu cô nương, “Mẹ nói dẫn về một tỷ tỷ xinh đẹp, thì ra là thật.” Tiểu nha đầu hoạt bát tung hoành khắp nơi, thấy người và điểm tâm là nhào tới này, trừ tiểu bảo bối nhà lục thúc ra còn ai vào đây. Nhóc con vừa ăn điểm tâm xong, tay còn dính vụn sờ thẳng lên má Chu cô nương đang luống cuống. Ta bất lực vỗ trán, một tay túm cổ áo tiểu nha đầu, lôi nó từ trên người Chu cô nương xuống, giao cho Mai sư đệ đi sát sau nó. Mai sư đệ hành lễ với Chỉ Nhược, ôm lấy Thù Hành không chịu thả vạt áo Chu cô nương ra: “Cô nương đừng để ý, Tiểu Hành gặp người mình thích là ôm như vậy đó.”

Ài, cũng là cô nương, sao mà khác nhau dữ vậy nè? Tiểu nha đầu lớn bằng cô nương nhà người ta, e rằng cũng vẫn nghịch phá lì lợm thế này thôi. Nào có dịu dàng nhã nhặn như cô nương nhà người ta chứ? Có điều bị tiểu nha đầu phá ngang như thế, không khí vốn hơi ngượng ngùng tan biến. Mai sư đệ hàn huyên sơ sơ hai câu với Chu cô nương, dùng kẹo mơ mật ong lục thúc lục thẩm mới mua về thành công dụ tiểu nha đầu đang túm Chu cô nương không buông tay đi mất.

“Chu, Chu cô nương, Thù Hành sư muội là nữ nhi của lục thúc, tính tình hoạt bát một chút, không có ác ý gì đâu.” Ta gãi đầu, nhìn dáng vẻ mong manh của Chu cô nương, có vẻ lá gan không lớn lắm, thầm than đừng bị tiểu nha đầu hù nha.

Không ngờ Chu cô nương che miệng cười khẽ: “Ta hiểu mà, Lộ cô cô có nói rồi. Thật ra… muội ấy rất dễ thương.” Dứt lời hơi ngẩng đầu nhìn ta một cái, mắt long lanh như nước mùa xuân, dung hòa với sắc biếc đầy núi khiến người dường như trong mộng.

Rất nhiều năm sau, Chỉ Nhược lúc này đã là chưởng môn Nga Mi cười hỏi ta, bắt đầu từ khi nào thì nảy ra “Ý đồ”. Ta lập tức nhớ đến tình huống khi ấy, bất giác mở miệng đáp: “Mắt long lanh như nước, mày tựa núi non xa.” Đổi lấy hai má Chỉ Nhược thoắt cái đỏ hồng, đẹp tựa ráng chiều.”

Thiếu niên tử đệ giang hồ lão. Thanh danh Võ Đang càng lúc càng lớn, hai bên tóc mai cha mẹ cũng trắng dần, đệ tử tiểu bối Võ Đang cũng học thành xuất đạo. Đại đệ tử của mấy vị sư thúc những năm này đều bộc lộ tài năng trên giang hồ, dần dần có tiếng tăm. Vân Hư sư huynh, Hằng Hư sư huynh, Mai sư đệ đều đã là những nhân vật khá được tôn trọng. Ngay cả Thù Hành sư muội mới mười sáu tuổi, cũng nhờ kiếm pháp Võ Đang và Đào Hoa đảo lục thúc lục thẩm truyền thụ mà nức tiếng giang hồ, làm bao nhiêu thiếu niên hiệp khách ái mộ. Có điều tiểu nha đầu hệt như ta nghĩ năm đó, lớn thế rồi mà tính tình vẫn nghịch ngợm phá phách, trừ lời cha mẹ sư thúc bá ra, chỉ có Mai sư đệ nói mới nghe, những người khác chỉ cần chọc muội ấy mất hứng, không nghi ngờ gì bị hành cho thất điên bát đảo. Vì thế khi Mai sư đệ quỳ trước mặt lục thúc cầu cưới Thù Hành sư muội, lục thẩm đồng ý ngay tức khắc, sau đó kéo lục thúc đương luyến tiếc nữ nhi, vô cùng rối rắm đi thẳng tới Kim Lăng giải sầu. Mà Vô Kỵ sư đệ mất tích nhiều năm lại trở thành giáo chủ Minh giáo, lúc về núi bái kiến ngũ thúc và ngũ thẩm, ngũ thẩm ôm đệ ấy khóc muốn ngất đi. Có điều sau đó, quan hệ luôn có chút ngượng ngùng giữa Võ Đang, Thiên Ưng giáo và Minh giáo trên giang hồ rốt cuộc đã được giải quyết, cũng chẳng còn môn phái nào nói ra nói vào nữa. Dù sao không vì thế lực Minh giáo thì cũng chẳng có ai muốn đắc tội Võ Đang. Có ai mà muốn đắc tội với lục thẩm và Hàn Hề sư đệ, hai vị thần y “chữa bệnh không từ” chứ? Vả lại, có lẽ hai năm nữa, liền có vị thứ ba thứ tư cũng không chừng. Nhi tử lục thúc, Thù Quy sư đệ mười tuổi rốt cuộc cùng bồi thường nguyện vọng bị hụt trên người Thù Hành sư muội của lục thúc. Hai tỷ đệ này thật đúng là đổi vị trí cho nhau. Thù Hành sư muội cực kỳ giống lục thẩm lại chẳng có hứng thú học y gì. Còn Thù Quy sư đệ khá giống lục thúc, chẳng những tính tình trầm tĩnh, còn cực kỳ có thiên phú y học, nghe nói không kém gì Mai sư đệ. Đối với võ học, tuy tư chất tuyệt vời, công phu do lục thúc dạy dỗ cũng khá xuất chúng trong đám đệ tử Võ Đang đời thứ ba nhưng lại không thích động thủ.

Bất kể ta có hiểu đạo lý trong chữ “Hiệp” hay không, cha và các sư thúc cũng từ từ giao Võ Đang vào tay ta. Mới đầu ta khá thấp thỏm bất an, sợ hơn tám mươi năm thanh danh của Võ Đang sụp đổ trong tay ta. Trong tiểu viện nơi thái sư phụ bế quan, ta trò chuyện với thái sư phụ đủ ba ngày ba đêm, lần nữa thỉnh giáo thái sư phụ, hiệp là gì, võ là gì, lập thân thế nào, trị phái ra sao, đối đãi giang hồ như thế nào.

Chờ đến khi trở ra, trời trong gió mát, trời xanh mây trắng, ngước mắt lên, tùng mọc san sát trên Thiên Trụ Phong, phất qua mây trắng. Vân Hư sư huynh đang đốc thúc đệ tử tập võ trong sân luyện công. Mai sư đệ đương cõng gùi thuốc mới hái từ trên núi đi xuống, bên cạnh là Thù Hành sư muội đương nhảy nhót chọc ghẹo chú hồ ly nhỏ. Thù Quy sư đệ hiếm khi dụng công diễn lại Nhu Vân kiếm pháp mới học xong. Rẽ qua hành lang, Hằng Hư sư huynh đang chỉ cho mấy thợ mộc chỗ cần tu sửa của Thập Phương đường. Thanh Phong sư đệ thì ôm sổ sách ruộng đất tháng trước định đi sửa sang. Vi sư huynh dắt mấy đệ tử nhỏ khiêng mấy chục thanh trường kiếm mới đúc xong tới phòng binh khí. Minh Nguyệt sư đệ vừa thu dọn xong phòng Vô Kỵ sư đệ ở lúc về núi lần trước. Dương cô nương đang đẩy xe lăn Phương sư đệ đi từ chỗ nhị thúc nhị thẩm ra. Mấy tiểu đệ tử chạy qua trước mặt ta, vội vàng hành lễ, lại chạy đi xa. Nhìn ánh nắng ấm áp sáng ngời rọi vào đại điện, bên ngoài chim hót suối reo không ngớt, tâm tình ta bỗng tốt hẳn lên. Hiệp cũng tốt, võ cũng được, là dùng cả đời từ từ thể nghiệm, tu luyện. Hà tất tự mình chuốc lấy phiền toái? Chấp chưởng Võ Đang, dù chỉ vì phần sức sống bừng bừng này thôi cũng đáng giá rồi.

Ta cười quay đi, về phòng mình trải giấy mài mực, theo lệ thường mỗi tháng viết một lá thư cho Chỉ Nhược chủ trì Nga Mi. Đặt bút xuống, ta mỉm cười, viết liền một mạch. Trong thư chỉ có một câu: “Hoa trên đường đã nở, cứ chậm rãi quay về.”

HOÀN!!!

Chapter
1 Chương 1: Tiết tử
2 Chương 2: Tuổi trẻ mơ hồ
3 Chương 3: Tay vàng xem bệnh cũ
4 Chương 4: Tùng trúc giấu tiếng nói cười
5 Chương 5: Lương y lòng cha mẹ
6 Chương 6: Tuổi trẻ lông bông
7 Chương 7: Chuyện cũ đã nhiều năm
8 Chương 8: Màu hoa sẫm như máu
9 Chương 9: Tin nhận hàng năm
10 Chương 10: Ý gửi xa ngàn dặm
11 Chương 11: Sinh tử mong manh
12 Chương 12: Tứ quân tảo quy kỳ [9]
13 Chương 13: Ngân hà rực rỡ
14 Chương 14: Mai nở lạnh vậy [10]
15 Chương 15: Ngọc sáng trong đêm
16 Chương 16: Hơi ấm trong đầm băng
17 Chương 17: Thư của thu nhiên
18 Chương 18: Ánh trăng chảy qua cành cúc
19 Chương 19: Một ngày đêm không ngủ
20 Chương 20: Giấy ngọc thử tay nghề
21 Chương 21: Khách không mời mà đến
22 Chương 22: Trong trẻo [12] như bóng nước
23 Chương 23: Từng thề cứu muôn dân
24 Chương 24: Ly hợp tổng quan tình [16]
25 Chương 25: Hoa sen dệt gấm vóc
26 Chương 26: Phượng hoàng nhà ai bơi
27 Chương 27: Một mình đi ngàn dặm
28 Chương 28: Phiên ngoại 1: Núi xanh cười say cùng ai – Trương tùng khê
29 Chương 29: Chốn đâu gặp cố nhân
30 Chương 30: Vội vã đường hồng trần
31 Chương 31: Hạnh lâm [31] xuân còn sớm
32 Chương 32: Dương hoa lạc tạ kiều
33 Chương 33: Kiếp phù sinh được bao lần
34 Chương 34: Một mình nhớ thanh phong
35 Chương 35: Tìm người nơi đâu
36 Chương 36: Quay đầu lại thư thái
37 Chương 37: Rèm cửa sáng ánh trăng
38 Chương 38: Duy chỉ sinh tử khổ
39 Chương 39: Kiếm động song ảnh vi
40 Chương 40: Mạc đạo tình tương như
41 Chương 41: Ai người kết tóc xanh
42 Chương 42: Xuân cố hương còn dài
43 Chương 43: Chưa sợ trăng canh ba
44 Chương 44: Đào hoa lầm lẫn mấy phần
45 Chương 45: Nhân duyên tự thành thuyết
46 Chương 46: Lẽ trời bằng nhân quả
47 Chương 47: Chớ phí hoài năm tháng thanh xuân
48 Chương 48: Gió nhẹ dẫm trên sen
49 Chương 49: Đêm khuya lại chấn kinh
50 Chương 50: Mây thẳm phân vạn lá
51 Chương 51: Lướt bóng lặng ngàn âm
52 Chương 52: Sông núi biết bao xa
53 Chương 53: Thị phi hà tất luận bàn
54 Chương 54: Hiểu lòng há phải nói ra
55 Chương 55: Chuyện xưa há đã yên
56 Chương 56: Sớm mai có còn chăng
57 Chương 57: Không chịu buông xuôi
58 Chương 58: Can qua há dừng được
59 Chương 59: Nguyên nhân chất chồng
60 Chương 60: Dần dần phủ hoành đường [58]
61 Chương 61: Quá khứ thành nỗi đau
62 Chương 62: Năm năm tháng tháng trôi
63 Chương 63: Thanh xuân hát cùng ai
64 Chương 64: Sao tiêu bệnh trầm kha
65 Chương 65: Quá khứ mộng cao đường [64]
66 Chương 66: Chim xanh không bay lẻ
67 Chương 67: Không riêng người ấy về
68 Chương 68: Không chỉ là bạn cũ
69 Chương 69: Ai như tháp lâm bình [73]
70 Chương 70: Mộng hoa lê vừa độ
71 Chương 71: Nơi nào hát dở dang
72 Chương 72: Tình mất đi nơi đâu
73 Chương 73
74 Chương 74: Đôi lời dỗ say chàng
75 Chương 75: Lúc mưa gió tụ tan
76 Chương 76: Nguyên nhân nào ai biết
77 Chương 77: Nguyên nhân nào ai biết
78 Chương 78: Ai chứng minh thật giả
79 Chương 79: Muôn đời không đoái thân
80 Chương 80: Đừng như mây dễ tan
81 Chương 81: Đỡ nhau cười mỉm đến
82 Chương 82: Lại chờ trăng tròn nữa
83 Chương 83: Đỏ mặt chịu sắc thu
84 Chương 84: Hoa mới trên đường cũ
85 Chương 85: Chiết liễu xuân còn ở
86 Chương 86: Nơi nào lay tỉnh mộng
87 Chương 87: Phương nam truyền thư gấp
88 Chương 88: Kỳ thư giấu trong tuyết
89 Chương 89: Tam tiêu loạn âm dương
90 Chương 90: Sao để sen thu sầu
91 Chương 91: Tóc xanh không phụ chàng
92 Chương 92: Chăn hồng không màu sắc
93 Chương 93: Âm thanh chim quyên khóc
94 Chương 94: Lời hứa nặng ngàn vàng
95 Chương 95: Đừng lỡ cũng đừng quên
96 Chương 96: Phiên ngoại 2: Nước chảy trăng đi không tiếng thanh
97 Chương 97: Tình khách đường kim cổ
98 Chương 98: Mộng thu trường đình nhỏ
99 Chương 99: Trôi nổi mười năm cũng quay về
100 Chương 100: Sắc cỏ theo ngày tháng
101 Chương 101: Sao không định quay về
102 Chương 102: Tình ngăn trở ngày về
103 Chương 103: Sợ rằng đang trong mộng
104 Chương 104: Nước chảy theo xuân đi
105 Chương 105: Mây bay cùng với ai
106 Chương 106: Thư từ gửi tin mới
107 Chương 107: Trúc biếc hòa âm thanh
108 Chương 108: Hôm nay thị phi cũ
109 Chương 109: Trăng sáng đẹp cung dao
110 Chương 110: Sương thơm nhuộm gió xuân
111 Chương 111: Thoát trói buộc trần gian
112 Chương 112: Ai cũng không thể rời
113 Chương 113: Sẽ được tình chống đỡ
114 Chương 114: Gió đông nơi nào đẹp
115 Chương 115: Gió lướt qua đáy chung
116 Chương 116: Ngày nắng giục hoa ấm
117 Chương 117: Chút rối bời vắt ngang
118 Chương 118: Đông đi hãy còn xuân
119 Chương 119: Ai dứt chân đi gọi chàng về
120 Chương 120: Không cần đuổi thì giờ
121 Chương 121: Lòng này sáng như tuyết
122 Chương 122: Đời mấy lần tỉnh táo
123 Chương 123: Kết thúc
124 Chương 124: (phần cố hương) – Tiết tử
125 Chương 125: Phiên ngoại 3: Gió xuân nước chảy hao niên thiếu
126 Chương 126: Phiên ngoại 4: Trên đường hoa nở chậm rãi về
Chapter

Updated 126 Episodes

1
Chương 1: Tiết tử
2
Chương 2: Tuổi trẻ mơ hồ
3
Chương 3: Tay vàng xem bệnh cũ
4
Chương 4: Tùng trúc giấu tiếng nói cười
5
Chương 5: Lương y lòng cha mẹ
6
Chương 6: Tuổi trẻ lông bông
7
Chương 7: Chuyện cũ đã nhiều năm
8
Chương 8: Màu hoa sẫm như máu
9
Chương 9: Tin nhận hàng năm
10
Chương 10: Ý gửi xa ngàn dặm
11
Chương 11: Sinh tử mong manh
12
Chương 12: Tứ quân tảo quy kỳ [9]
13
Chương 13: Ngân hà rực rỡ
14
Chương 14: Mai nở lạnh vậy [10]
15
Chương 15: Ngọc sáng trong đêm
16
Chương 16: Hơi ấm trong đầm băng
17
Chương 17: Thư của thu nhiên
18
Chương 18: Ánh trăng chảy qua cành cúc
19
Chương 19: Một ngày đêm không ngủ
20
Chương 20: Giấy ngọc thử tay nghề
21
Chương 21: Khách không mời mà đến
22
Chương 22: Trong trẻo [12] như bóng nước
23
Chương 23: Từng thề cứu muôn dân
24
Chương 24: Ly hợp tổng quan tình [16]
25
Chương 25: Hoa sen dệt gấm vóc
26
Chương 26: Phượng hoàng nhà ai bơi
27
Chương 27: Một mình đi ngàn dặm
28
Chương 28: Phiên ngoại 1: Núi xanh cười say cùng ai – Trương tùng khê
29
Chương 29: Chốn đâu gặp cố nhân
30
Chương 30: Vội vã đường hồng trần
31
Chương 31: Hạnh lâm [31] xuân còn sớm
32
Chương 32: Dương hoa lạc tạ kiều
33
Chương 33: Kiếp phù sinh được bao lần
34
Chương 34: Một mình nhớ thanh phong
35
Chương 35: Tìm người nơi đâu
36
Chương 36: Quay đầu lại thư thái
37
Chương 37: Rèm cửa sáng ánh trăng
38
Chương 38: Duy chỉ sinh tử khổ
39
Chương 39: Kiếm động song ảnh vi
40
Chương 40: Mạc đạo tình tương như
41
Chương 41: Ai người kết tóc xanh
42
Chương 42: Xuân cố hương còn dài
43
Chương 43: Chưa sợ trăng canh ba
44
Chương 44: Đào hoa lầm lẫn mấy phần
45
Chương 45: Nhân duyên tự thành thuyết
46
Chương 46: Lẽ trời bằng nhân quả
47
Chương 47: Chớ phí hoài năm tháng thanh xuân
48
Chương 48: Gió nhẹ dẫm trên sen
49
Chương 49: Đêm khuya lại chấn kinh
50
Chương 50: Mây thẳm phân vạn lá
51
Chương 51: Lướt bóng lặng ngàn âm
52
Chương 52: Sông núi biết bao xa
53
Chương 53: Thị phi hà tất luận bàn
54
Chương 54: Hiểu lòng há phải nói ra
55
Chương 55: Chuyện xưa há đã yên
56
Chương 56: Sớm mai có còn chăng
57
Chương 57: Không chịu buông xuôi
58
Chương 58: Can qua há dừng được
59
Chương 59: Nguyên nhân chất chồng
60
Chương 60: Dần dần phủ hoành đường [58]
61
Chương 61: Quá khứ thành nỗi đau
62
Chương 62: Năm năm tháng tháng trôi
63
Chương 63: Thanh xuân hát cùng ai
64
Chương 64: Sao tiêu bệnh trầm kha
65
Chương 65: Quá khứ mộng cao đường [64]
66
Chương 66: Chim xanh không bay lẻ
67
Chương 67: Không riêng người ấy về
68
Chương 68: Không chỉ là bạn cũ
69
Chương 69: Ai như tháp lâm bình [73]
70
Chương 70: Mộng hoa lê vừa độ
71
Chương 71: Nơi nào hát dở dang
72
Chương 72: Tình mất đi nơi đâu
73
Chương 73
74
Chương 74: Đôi lời dỗ say chàng
75
Chương 75: Lúc mưa gió tụ tan
76
Chương 76: Nguyên nhân nào ai biết
77
Chương 77: Nguyên nhân nào ai biết
78
Chương 78: Ai chứng minh thật giả
79
Chương 79: Muôn đời không đoái thân
80
Chương 80: Đừng như mây dễ tan
81
Chương 81: Đỡ nhau cười mỉm đến
82
Chương 82: Lại chờ trăng tròn nữa
83
Chương 83: Đỏ mặt chịu sắc thu
84
Chương 84: Hoa mới trên đường cũ
85
Chương 85: Chiết liễu xuân còn ở
86
Chương 86: Nơi nào lay tỉnh mộng
87
Chương 87: Phương nam truyền thư gấp
88
Chương 88: Kỳ thư giấu trong tuyết
89
Chương 89: Tam tiêu loạn âm dương
90
Chương 90: Sao để sen thu sầu
91
Chương 91: Tóc xanh không phụ chàng
92
Chương 92: Chăn hồng không màu sắc
93
Chương 93: Âm thanh chim quyên khóc
94
Chương 94: Lời hứa nặng ngàn vàng
95
Chương 95: Đừng lỡ cũng đừng quên
96
Chương 96: Phiên ngoại 2: Nước chảy trăng đi không tiếng thanh
97
Chương 97: Tình khách đường kim cổ
98
Chương 98: Mộng thu trường đình nhỏ
99
Chương 99: Trôi nổi mười năm cũng quay về
100
Chương 100: Sắc cỏ theo ngày tháng
101
Chương 101: Sao không định quay về
102
Chương 102: Tình ngăn trở ngày về
103
Chương 103: Sợ rằng đang trong mộng
104
Chương 104: Nước chảy theo xuân đi
105
Chương 105: Mây bay cùng với ai
106
Chương 106: Thư từ gửi tin mới
107
Chương 107: Trúc biếc hòa âm thanh
108
Chương 108: Hôm nay thị phi cũ
109
Chương 109: Trăng sáng đẹp cung dao
110
Chương 110: Sương thơm nhuộm gió xuân
111
Chương 111: Thoát trói buộc trần gian
112
Chương 112: Ai cũng không thể rời
113
Chương 113: Sẽ được tình chống đỡ
114
Chương 114: Gió đông nơi nào đẹp
115
Chương 115: Gió lướt qua đáy chung
116
Chương 116: Ngày nắng giục hoa ấm
117
Chương 117: Chút rối bời vắt ngang
118
Chương 118: Đông đi hãy còn xuân
119
Chương 119: Ai dứt chân đi gọi chàng về
120
Chương 120: Không cần đuổi thì giờ
121
Chương 121: Lòng này sáng như tuyết
122
Chương 122: Đời mấy lần tỉnh táo
123
Chương 123: Kết thúc
124
Chương 124: (phần cố hương) – Tiết tử
125
Chương 125: Phiên ngoại 3: Gió xuân nước chảy hao niên thiếu
126
Chương 126: Phiên ngoại 4: Trên đường hoa nở chậm rãi về